Bộ phim Trở Về, biên kịch Châu Thổ và đạo diễn Việt Trinh do Hãng Senafilm sản xuất là một loạt phim truyền hình nói về luật Nhân Quả - Nghiệp Báo của Đạo Phật. Trở Về 1 đã được chiếu vào những ngày đầu năm 2012, đã nhận được đông đảo khán giả phim truyền hình ủng hộ. Nay Trở Về 2 chuẩn bị ra mắt khán giả trên đài truyền hình HTV 7, giờ vàng, ngày 13-12-2012, lúc 20 giờ từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần.
Ẩn mình trong một con hẻm nhỏ chừng 1,5m trên đường Phan Thanh Giản, khu phố Bình Đức 2, phường Lái Thiêu (TX.Thuận An) là một căn nhà rất nhỏ của vợ chồng lương y Ngô Thị Y và Phan Thành Lợi. Trong căn nhà nhỏ đó, họ dành một căn phòng lớn nhất để làm điểm châm cứu đông y. Nơi đó, những bệnh nhân (BN) nghèo từ khắp nơi ngày ngày vẫn có mặt đều đặn để nhận sự chăm sóc ân cần từ đôi bàn tay nhân ái của cặp vợ chồng già yêu thích việc thiện…
Trong thơ ca Việt Nam, có không biết bao nhiêu những lời nói diễn tả về hình ảnh và thân phận người phụ nữ qua các thời kỳ lịch sử khác nhau. Từ người phụ nữ chịu thương, chịu khó, nhẫn nhục vì chồng vì con trong thời phong kiến, đến hình ảnh người phụ nữ hiện đại, dần dần được nhìn nhận về sự đóng góp cho xã hội. Vấn đề bình đẳng giới được đề cập đến và dần được định hình. Từ đó người phụ nữ ngày nay cũng có đôi phần khác với người phụ nữ trước đây. Nhưng, mẹ và con gái vẫn luôn có một sợi dây tình cảm hết sức đặc biệt.
Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí chính bạn. Thay vì đề cao một thực thể cao cả siêu nhiên nào đó, Phật giáo chủ trương tập trung vào những vấn đề thực tiễn của con người, cách hướng dẫn cuộc sống, cách điều hòa thân tâm và tạo một đời sống an bình hạnh phúc cho con người.
Con trai! Nhìn các con bây giờ, chắc khó hình dung được nỗi gian nan, vất vả trên suốt quãng đời tuổi đôi mươi của mẹ. Con và em gái đều đi du học, mẹ dù chưa gọi là quá dư dả, nhưng nhờ Phật thương đã giúp cho mẹ vượt qua tất cả, xoay sở rồi đâu đó cũng vuông tròn. Đối với cuộc đời của một người phụ nữ tha hương cầu thực, không nhà không cửa, không tiền không bạc từ bàn tay trắng tạo dựng nên cơ nghiệp như mẹ, dù không nói ra nhưng còn nỗi vui mừng nào hơn, khi các con sung sướng hơn nhiều những bạn bè cùng trang lứa.
Vô minh là một danh từ phát xuất từ Phật giáo. Dân gian ai đi chùa thì ít ra cũng quen thuộc với khái niệm “tham, sân, si”. Si mê hay vô minh nói lên một tâm trạng thiếu sáng suốt đưa đến những hành động tội lỗi trái luân lý.